Trở về sau mỗi đêm trực, kí vào sổ lương và nhận 50.000đ cho 24h trực (trung bình là 2,000đ/giờ không kể trong hay ngoài giờ), kí nhận mỗi lần mổ chính với cái giá 30.000 - 100.000 đ tuỳ đơn giản hay phức tạp. Nhiều lúc tôi cảm thấy mình bạc bẽo với cái tiền bạc và công sức đã bỏ ra để theo đuổi cái nghề này. Nhưng tôi chợt nhận ra: phải chăng những gì nhân viên y tế đang làm xứng đáng với cái lương mà họ đang được trả?
1/ Công việc không (hoặc ít) cộng thêm giá trị:
- công việc hằng ngày:
Trung bình mỗi ngày bác sĩ làm bao nhiêu giờ? Bao giờ phút thật sự cộng thêm giá trị (add value) vào công tác chăm sóc bệnh nhân, nếu trừ đi tất cả những giờ: giao ban nhỏ, giao ban lớn, làm hồ sơ, chờ đến lúc phẫu thuật… Nếu có ai đó nói rằng "giao ban" cũng cộng giá trị vào việc chăm sóc bệnh nhân thì xin hãy coi chừng: việc giao ban có thật sự giúp bạn học được gì, có rút được kinh nghiệm gì, có giúp việc trao đổi giữa đồng nghiệp tốt hơn???
Bạn than phiền phải tiếp 100 bn mỗi ngày, nhưng thử thống kê bao nhiêu bn vượt đường xa và tốn cả ngày trời chỉ để: lấy thuốc bảo hiểm, chăm sóc vết thương, tư vấn, tái khám hậu phẫu... những mặt bệnh cần ít nguồn lực của bệnh viện trung tâm, và hoàn toàn có thể được chuẩn hoá, và giải quyết ở địa phương, bởi một nguồn nhân lực cần ít đào tạo và đầu tư hơn, bởi những kênh chăm sóc y tế khác hơn.
Phân tích công việc hằng ngày của bạn: bao nhiêu phần việc bạn có thể giảm bớt nếu không có sự ngắt quãng thông tin, nếu sự giao tiếp giữa nhân viên y tế tốt hơn, sự liên lạc giữa khoa này và khoa khác, viện này và viện khác tốt hơn. Phân tích tiếp công việc của bạn xem những việc nào không cần đến lý luận, bệnh học, điều trị..., việc gì có thể chuẩn hoá được, để chuyển giao cho một người khác (cần thời gian đào tạo ít hơn) có thể làm được.
Với 24h trực bệnh viện, than phiền trực 24 tiếng mệt rã rời nhưng không đủ tiền ăn tô phở, nhưng có bao giờ bạn tổng kết 24 giờ đó, phân tích xem cách làm hiện tại có hợp lý không? Chờ chỉ để phản ứng với những tình huống bất ngờ? Ai chờ? và ai không cần chờ? Việc chuyển giao kiến thức và đào tạo ngay chính trong tua trực như thế nào? Thống kê thử tần suất những việc hay bất ngờ đang xảy ra đó, để thấy rằng mình có thể chuẩn bị trước cho nó như thế nào, đó là một phần của chống lãng phí.
Phân tích công việc hằng ngày của bạn: bao nhiêu phần việc bạn có thể giảm bớt nếu không có sự ngắt quãng thông tin, nếu sự giao tiếp giữa nhân viên y tế tốt hơn, sự liên lạc giữa khoa này và khoa khác, viện này và viện khác tốt hơn. Phân tích tiếp công việc của bạn xem những việc nào không cần đến lý luận, bệnh học, điều trị..., việc gì có thể chuẩn hoá được, để chuyển giao cho một người khác (cần thời gian đào tạo ít hơn) có thể làm được.
Với 24h trực bệnh viện, than phiền trực 24 tiếng mệt rã rời nhưng không đủ tiền ăn tô phở, nhưng có bao giờ bạn tổng kết 24 giờ đó, phân tích xem cách làm hiện tại có hợp lý không? Chờ chỉ để phản ứng với những tình huống bất ngờ? Ai chờ? và ai không cần chờ? Việc chuyển giao kiến thức và đào tạo ngay chính trong tua trực như thế nào? Thống kê thử tần suất những việc hay bất ngờ đang xảy ra đó, để thấy rằng mình có thể chuẩn bị trước cho nó như thế nào, đó là một phần của chống lãng phí.
- chất lượng công việc:
Mỗi một sai sót xảy ra, cho dù nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động của bệnh viện: chuẩn bị thiếu dụng cụ phải mất thời gian đi lấy cũng làm toàn bộ hệ thống phải chờ một cách lãng phí. Mỗi một cái lãng phí nhỏ đó nhân lên dần làm toàn bộ lãng phí là rất lớn. Nhưng mỗi một sai sót đó đang được đúc kết kinh nghiệm và chuẩn hoá lại như thế nào trong bệnh viện? Thử nhìn vào quá trình kiểm thảo tử vong, thử nhìn lại những buổi giao ban, thử nhìn lại chương trình đào tạo và huấn luyện trong bệnh viện?
Thực chất chúng ta tự đánh giá không hoàn toàn đúng sự thật, vì chúng ta chưa bao giờ hỏi bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ đánh giá về chúng ta như thế nào? Chúng ta cũng chẳng dựa vào bất cứ thang điểm chất lượng nào để tự đánh giá.
Thực chất chúng ta tự đánh giá không hoàn toàn đúng sự thật, vì chúng ta chưa bao giờ hỏi bệnh nhân, người sử dụng dịch vụ đánh giá về chúng ta như thế nào? Chúng ta cũng chẳng dựa vào bất cứ thang điểm chất lượng nào để tự đánh giá.
Chúng ta cần đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên hết, để có thể đúc kết những sai sót, tìm cách tránh sai sót lặp lại. Khi đó hệ thống y tế mới tạo ra những giá trị xứng đáng. Khi mà nhiều bs còn chưa cập nhật, chưa làm việc dựa trên chứng cứ, bệnh viện còn chưa chủ động đào tạo và cập nhật cho nhân viên, khi đó chất lượng làm việc chưa thể cao được, giá trị tạo ra chưa thể tương xứng với công sức bỏ ra.
2/ Không hiểu hoặc cố tình không hiểu qui luật của thị trường
Một điều rất rõ ràng: chúng ta có nhu cầu được làm việc nhiều hơn là xã hội cần, vì một khi bạn ra trường, bạn đang hạn chế những công việc bạn có thể làm. Bạn luôn muốn phải làm chuyên môn, bạn không thể đi đâu khác ngoài bệnh viện, thậm chí là một vài bệnh viện nhất định. Vậy thì tại sao người ta phải trả bạn cao hơn, khi bạn không có lựa chọn khác? Bạn buộc phải phụ thuộc vào bệnh viện do cái gọi là "niềm đam mê", quyền lực dưới một người mà trên vạn người. Thử hỏi có công việc nào trải qua có 6 năm học, mà một bước lên mây như học ngành Y? Rõ ràng, các bạn không đi đâu khác được, cho dù người ta có trả lương bạn bao nhiêu đi nữa. Thử nhìn xem những người không theo công việc lâm sàng và số lương họ nhận, bạn có ham không? Ham, nhưng không rời bỏ vị trí, đơn giản vì bạn không thể từ bỏ. Bạn đang có cung nhiều hơn xã hội cầu.
3/ Ngành Y tế đang tiêu tốn tiền của xã hội:
Thử tính 1 bệnh nhân ở tỉnh lên thành phố phẫu thuật tốn hết bao nhiêu:
- nằm viện, thuốc men và phẫu thuật: 5 triệu.
- mất 1 tháng trước và sau phẫu thuật: tiền lương 5 triệu.
- lấy lại sức sau phẫu thuật: 50% lương: 2.5 triệu
- người nhà chăm sóc: trung bình 2 người trong 1 tháng: 10 triệu.
- tiền xe đi về trước phẫu thuật: 1 triệu (đi về trong ngày, chưa tính nhà nghỉ)
- tiền xe đi về theo dõi, tái khám sau phẫu thuật: 1 triệu/ mỗi lần đi về.
Tính sơ sơ cũng thấy tốn khoảng hơn 23 triệu. Vấn đề là ngành y tế không tính 23 triệu cho một cuộc mổ, mà họ chỉ thấy cái họ làm là 5-10 triệu, nhưng họ gây ra tiêu tốn 23 triệu cho những trường hợp thông thường nhất, không tai biến gì cả. Nếu ngành Y tính "23 triệu" đó là chi tiêu vì mục đích y tế, có lẽ ngành y sẽ làm sao đó cho người dân giảm bớt những khoản chi phí này.
Nếu một hệ thống có nhiều cách giúp bn "với" tới bv, chỉ đến bv khi cần thiết, bn vừa tiết kiệm tiền và công sức đi lại, bệnh viện cũng tiết kiệm tiền và công sức làm những việc kém hiệu quả, khi đó giá trị mà hệ thống y tế tạo ra mới xứng đáng với công sức.
Nếu một hệ thống có nhiều cách giúp bn "với" tới bv, chỉ đến bv khi cần thiết, bn vừa tiết kiệm tiền và công sức đi lại, bệnh viện cũng tiết kiệm tiền và công sức làm những việc kém hiệu quả, khi đó giá trị mà hệ thống y tế tạo ra mới xứng đáng với công sức.
Tôi không nói bản thân bác sĩ hay nhân viên y tế làm việc kém hiệu quả, nhưng các bạn đang ở trong một hệ thống kém hiệu quả. Trong hệ thống đó, bạn không thể đòi hỏi lương cao hơn, bởi vì giá trị mà hệ thống đó tạo ra chỉ có bao nhiêu đó. Một lúc nào đó, công việc của bác sĩ được thiết kế lại, giảm bớt những công việc dư thừa, giảm bớt lãng phí... khi đó mới có thể tạo ra những sản phẩm tốt hơn, khi đó giá trị nhân lực và công việc mới thật sự xứng đáng với những gì các bạn đang sở hữu và cống hiến.
- All about better healthcare -
No comments:
Post a Comment