Tuesday, November 19, 2013

BOTTLENECK, CHỜ VÀ BỆNH VIỆN


Dường như vấn đề "chờ" đã trở nên quá quen thuộc ở bệnh viện. Nhiều người dành hẳn 1 ngày chỉ để đi khám bệnh, tái khám, tham vấn bác sĩ ở bệnh viện. Không chỉ riêng người dân "chờ", mà nhân viên y tế cũng "chờ". Bác sĩ chờ phòng mổ, chờ tiếp liệu, chờ dọn phòng, chờ chuyển bệnh, chờ lấy phim ảnh... và chờ vô số thứ khác. Như một thói quen khi nói đến làm sao để giải quyết chờ: tăng số lượng bác sĩ - điều dưỡng - và nhân viên y tế khác, tăng số lượng bệnh viện, tăng đầu tư y tế... nhưng bản chất của "chờ" nằm ở chỗ khác...

Lấy ví dụ phòng cấp cứu: hình dung khi có bệnh nhân đến phòng cấp cứu, tuỳ vào mức độ trầm trọng, họ phải trải qua các bước sau: 1/ đăng kí; 2/ khai bệnh; 3/ gặp điều dưỡng hoặc bác sĩ lọc bệnh, 4/ gặp bác sĩ chuyên khoa; 5/ làm xét nghiệm; 6/theo dõi hoặc chuyển qua khoa - phòng khác. Đây là một qui trình đơn giản nhất có thể gặp. 
Để giải quyết vấn đề "chờ", chúng ta phải biết chúng ta đang thật sự "chờ" ở đâu? Đó chính là "bottleneck" của một qui trình, nơi năng suất thấp nhất so với toàn bộ các bước khác trong qui trình, nơi quyết định năng suất của toàn bộ quy trình. Nếu ai đó muốn cải thiện năng suất của qui trình này, đương nhiên họ sẽ tập trung cải thiện năng suất ngay tại bottleneck. Còn ngược lại, tất cả đầu tư vào chỗ khác không những vô ích mà còn lãng phí. 
Với ví dụ trên, nếu bottleneck là phòng xét nghiệm, khi đó chúng ta phải tập trung nỗ lực làm tăng năng suất của phòng xét nghiệm, chứ không phải giải quyết khâu đăng kí, khai bệnh hay tăng số lượng bác sĩ. 
- All about better healthcare - 

No comments:

Post a Comment