Ai cũng công nhận: Năm 2013 là một năm đáng buồn cho ngành Y tế vì những tai biến được phơi bày trên mặt báo (chưa kể đến những vụ việc liên quan đến cách hành xử và cách quản lý). Tuy nhiên, đối với bản thân tôi, một người làm việc hàng ngày với những qui trình hiện tại trong bệnh viện, nhìn thấy những gì đang xảy ra, thật sự chỉ là phần nổi của tảng băng.
1/ Đối với nước Mỹ, nơi mà ai cũng tin là có sự phát triển vượt bậc trong y tế, đã phải sửng sốt với báo cáo "To err is human" của Institute of Medicine (IOM) vào năm 1999, nêu lên cảnh báo với 98,000 trường hợp tử vong do sai sót y tế. Lưu ý: 98,000 có nghĩa là vượt hơn hẳn tổng số trường hợp tử vong do Tai nạn giai thông, ung thư vú và AIDS. Một con số thật sự chấn động. Thiệt hại do sai sót y tế ước tính là 19.5 tỷ đô (2008). Nếu tính sự mất mát sức lao động, thì những sai sót do y tế gây ra được ước tính là 1000 tỷ đô mỗi năm. Khủng khiếp!!!
(Cần nhắc lại một chút: sai sót y tế (medical errors) được định nghĩa là những sai sót có thể ngăn chặn được, chứ không phải là những tai biến không thể tránh khỏi.)
Theo Journal of Patient Safety trong một bài báo cáo gần đây, có 210,000 đến 440,000 trường hợp tai biến có thể ngăn chặn được mỗi năm. Sai sót y tế là nguyên nhân tử vong thứ 3 trong các vấn đề sức khoẻ (chỉ sau Bệnh tim mạch và Ung thư), và là kẻ giết người đứng thứ 6 ở Mỹ.
2/ Phần chìm của tảng băng còn ghê gớm hơn:
Các số liệu trên đây là ở nước Mỹ, nơi thông tin hầu như rất dễ dàng được rút trích, và các bệnh viện buộc phải báo cáo những trường hợp tai biến. Đối với Việt Nam, con số chắc còn ghê gớm hơn nữa. Phần chìm của tảng băng thậm chí còn rất khó hình dung khi ngay tại Mỹ: chỉ có 50% người dân tin rằng tử vong hằng năm do sai sót y tế là dưới 5000 trường hợp (con số này chỉ bằng 1/20 con số do IOM ước tính). Institute of Health Improvement ước tính có 15 triệu trường hợp tổn thương do sai sót y tế gây ra. Vấn đề ít được biết đến: mỗi tuần có khoảng 40 trường hợp "never event" (những trường hợp không bao giờ được phép xảy ra: mổ sai bệnh nhân, sai vị trí, sai cơ quan...) xảy ra trên khắp nước Mỹ. Chắc các bạn có thể tưởng tượng những gì chúng ta đang biết về sai sót y tế nhỏ nhỏ nhỏ nhỏ hơn so với thực tế như thế nào.
Cần nhắc lại, từ sau báo cáo của IOM năm 1999, hệ thống y tế Mỹ đã ứng dụng rất nhiều nguyên tắc quản lý chất lượng cùng với chính sách bắt buộc phải báo cáo các trường hợp sai sót. Nhìn lại những gì vốn có của hệ thống y tế nước nhà: hệ thống, qui trình, đào tạo, cơ sở vật chất, môi trường làm việc, công nghệ thông tin... những sai sót mà mọi người biết đến, đã và đang ở trên mặt báo... chỉ là một phần quá nhỏ nhoi. Tôi tuyệt nhiên không có ý chê bai hoặc vạch áo cho người xem lưng, cũng không muốn đổ thêm dầu vào lửa, chỉ muốn nêu lên sự phức tạp của các sai sót y tế, từ đó tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp. Xin đừng thảng thốt và qui kết cho "vấn đề đạo đức", mà hãy phân tích thẳng thắn, minh bạch, công minh.
PS: cũng xin nói thêm, đã 14 năm từ sau những báo cáo chấn động nước Mỹ, cùng với những nỗ lực to lớn của hệ thống y tế, bạn thử nghĩ các số liệu hiện tại như thế nào? Những con số gần đây về sai sót y tế thậm chí còn cao hơn 14 năm trước. Đừng vôi cười mỉa, vì ý nghĩa tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn vấn đề. Với rất nhiều nỗ lực bắt buộc, khuyến khích báo cáo về sai sót y tế, những người quản lý hệ thống y tế Mỹ đang mong muốn rút ra càng nhiều bài học càng tốt để cải thiện tốt hơn, chứ không phải để quy kết hay trừng phạt.
PS: cũng xin nói thêm, đã 14 năm từ sau những báo cáo chấn động nước Mỹ, cùng với những nỗ lực to lớn của hệ thống y tế, bạn thử nghĩ các số liệu hiện tại như thế nào? Những con số gần đây về sai sót y tế thậm chí còn cao hơn 14 năm trước. Đừng vôi cười mỉa, vì ý nghĩa tuỳ thuộc vào cách bạn nhìn vấn đề. Với rất nhiều nỗ lực bắt buộc, khuyến khích báo cáo về sai sót y tế, những người quản lý hệ thống y tế Mỹ đang mong muốn rút ra càng nhiều bài học càng tốt để cải thiện tốt hơn, chứ không phải để quy kết hay trừng phạt.
Xem thêm:
- All about better healthcare -
(Nếu bạn thích, hãy cho chúng tôi biết bạn thích và chia sẻ cho bạn bè cùng đọc. Nếu bạn không thích, hãy cho chúng tôi biết chúng tôi có thể làm tốt hơn như thế nào: phamngoctrungmd@gmail.com)
No comments:
Post a Comment