Saturday, April 11, 2015

BÁC SĨ, TÔI CÓ THỂ GHI ÂM LẠI CUỘC NÓI CHUYỆN KHÔNG?

Một bệnh nhân vừa hỏi tôi câu này. Tôi ngưng lại giây lát, vì trong hơn mười ngàn lượt khách hàng, tôi chưa gặp trường hợp này bao giờ. 
Tôi suy nghĩ trong chốc lát rồi nói: "Được, không thành vấn đề."
Bệnh nhân gặp tôi để tư vấn về tình trạng bệnh phức tạp chưa giải quyết được sau khi đã tham khảo rất nhiều bác sĩ trong vùng. Vấn đề là bà ấy không thể hiểu và nhớ những trao đổi quan trọng trong quá trình tư vấn. Chúng tôi trao đổi chi tiết về tình trạng bệnh, cùng với những phân tích về lợi ích và rủi ro của những biện pháp điều trị. Chúng tôi lượt qua những câu hỏi mà bà ấy rõ ràng là đã tham khảo rất nhiều trên internet trước khi đồng ý phẫu thuật hoặc can thiệp y khoa. 
Cuối cùng, tôi đề nghị bà hoãn phẫu thuật vì phẫu thuật chỉ có thể cải thiện một phần triệu chứng. Tôi nhận ra: tôi thực hiện việc khám bệnh và tư vấn hoàn toàn giống với những lần khác, cắt nghĩa đơn giản những thuật ngữ y khoa và nêu ra những lý do thuận lợi và hạn chế của phẫu thuật. 
Đây là một đoạn trích từ link sau: 
qua đó nêu lên những nhu cầu từ phía bệnh nhân - cộng đồng - khách hàng cần được quan tâm:
- Trao đổi thông tin nhiều hơn, liên tục hơn, rõ ràng hơn, dễ dàng lưu lại và phát triển ở những lần khám - tư vấn tiếp theo. Cho dù bác sĩ có một lượng kiến thức đồ sộ, mà không trao đổi được, không truyền đạt được, không phân tích được, không làm cho người dân hiểu được... thì kiến thức đó coi như chỉ để tự vỗ ngực rầm rầm cho vui tai thôi. 
- Bệnh nhân là trung tâm, nghĩa là được cung cấp thông tin rõ ràng từ nhiều khía cạnh, để có thể chia sẻ quyết định điều trị cho bản thân mình, chứ không phải phó mặc cho.. mẹ hiền. "Mẹ hiền": cần phân tích dưới cái góc nhìn rộng hơn, chứ không phải dưới cái nhìn chủ quan duy ý chí thường mắc phải bởi bác sĩ. 
:-) 

- All about better healthcare - 
 (Vui lòng share và góp ý
 phamngoctrungmd@gmail.com)

No comments:

Post a Comment