Saturday, December 28, 2013

Y TẾ NĂM 2035?

Source: http://ucsdnews.ucsd.edu/news_uploads/delphi_health3.jpg
Trong khi sách giáo khoa (textbook) được cập nhật khoảng 4 năm/lần cũng bị họ cho là lỗi thời, rất nhiều bác sĩ trong nước vẫn học bằng những tài liệu được soạn từ hơn chục năm về trước. 
Chúng ta còn đang chật vật học hỏi những điều họ đã làm cách nay vài chục năm thì họ đang hướng tới những triển vọng cao xa hơn (mà thậm chí trong mơ chúng ta cũng chưa nghĩ tới). Thử hình dung y tế của họ trong 20 năm nữa?

Friday, December 20, 2013

6 CÔNG NGHỆ LÀM THAY ĐỔI Y KHOA

1/ Artificial Intelligence: y khoa sẽ không còn điều trị bằng những công thức chung, mà hướng tới công thức riêng cho từng bệnh nhân, bởi mỗi cá thể là một thế giới hoàn toàn khác biệt với kiểu gen, thông số sinh học, môi trường sống, thói quen sinh hoạt - ăn uống - vận động và nhiều thông số khác... không bộ óc bác sĩ nào có thể phân tích được nguồn dữ liệu cực lớn này, cùng với nguồn dữ liệu khổng lồ của các nghiên cứu - thử nghiệm thuốc - điều trị đã và đang thực hiện. IBM Watson là bộ óc thông minh tổng hợp tất cả dữ liệu, phân tích và đề ra một liệu pháp phù hợp cho từng cá thể. Lưu ý đây chỉ là một phần của tham vọng cực lớn mà IBM Watson muốn thực hiện. 

2/ Brain-computer và Brain-Brain interface: Nhóm nghiên cứu tại đại học Harvard đã và đang thực hiện những thử nghiệm: con người dùng bộ não của mình điều khiển đuôi con chuột, cũng như những chuyển động của người khác. Những điều chỉ có ở phim giả tưởng có khả năng sẽ thành hiện thực: điều khiển hướng dẫn bệnh nhân từ xa, điều khiển người khác phẫu thuật và nhiều ứng dụng khác có thể được tưởng tượng ra. 

3/ Trở lại hiện tại một chút, công nghệ 3D printing đã thành công bước đầu trong việc tạo ra mẫu mô người, được chứng minh có hoạt động tương tự mô người tự nhiên. Công nghệ này mở ra khả năng thử nghiệm độc chất, bệnh tật, thuốc trên mẫu mô người trước khi sử dụng trên người. Thậm chí công nghệ này còn được dự kiến có thể thay thế - ghép - sửa chữa những cơ quan bị suy yếu. (about-organovo)

4/ Robotics: phiên bản đầu tiên của Eksobionics có thể giúp người liệt 2 chân có thể đứng và đi lại độc lập. 

5/ Chẩn đoán điện tử: một sản phẩm cầm tay, không xâm lấn có thể chẩn đoán tốt hơn một nhóm bác sĩ không? Dù có hay không, các thiết bị hiện nay đã có thể thu thập số liệu, chẩn đoán, gửi thông tin đến bác sĩ đang du lịch ở đâu đó và điều trị bệnh nhân từ xa. (xprize.org)

6/ Giao tiếp bác sĩ - bệnh nhân tự động hoá: máy móc - công nghệ có thể đánh giá tiền sử bệnh lý, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, chẩn đoán, giải quyết một phần công việc, cũng như thu thập và theo dõi liên tục các thông số sinh học (mc10inc)... những công nghệ này đã góp phần lớn giải phóng bệnh nhân khỏi bác sĩ - bệnh viện, cũng như giảm bớt công việc của nhân viên y tế, dành cho nhân viên y tế nhiều thời gian vào những công việc khác quan trọng hơn. 

Những công nghệ này đã dẫn đến những thay đổi với tốc độ chóng mặt cả về dịch vụ y tế, chất lượng y tế, nhận thức của người dân, thậm chí là thói quen thực hành của nhân viên y tế. Thật là khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng nếu bạn tò mò, mời bạn đón đọc bài viết tiếp theo Chăm sóc y tế 20 năm sau.
Mời các bạn comment những cảm nghĩ sau khi biết về những công nghệ này. 
Xem thêm:

- All about better healthcare -

Friday, December 13, 2013

"TRẢI NGHIỆM" Ở BV NHƯ THẾ NÀO - PATIENT EXPERIENCE





     "Y đức", "Bệnh nhân là trên hết" sẽ không thành hiện thực nếu chưa thật sự quan tâm đến những gì người bệnh đang gánh chịu, những cảm nhận mà họ phải trải qua khi đến bệnh viện, khi đó: bệnh nhân chưa phải là trung tâm. Chăm sóc y tế tốt không chỉ hoàn thành vai trò chẩn đoán - điều trị, mà còn phải quan tâm đến cảm nghĩ, quá trình lành bệnh, tạo môi trường thoải mái bên cạnh những đau đớn về thể xác và tinh thần do bệnh tật.

Tuesday, December 10, 2013

MÔ HÌNH MIẾNG PHÔ MAI (CHEESE MODEL)


Hình ảnh: Mô hình miếng phô mai: 
Bệnh viện thường có nhiều 'chốt chặn' để đề phòng những sai lầm thực hành xảy ra (medical negligence). Những rào cản này tuy không hoàn chỉnh nhưng chúng bọc lót tốt cho nhau.
Tai biến xảy ra khi lỗ hổng của những rào cản này xếp thẳng hàng.
Ví dụ: thuốc do BS kê toa, điều dưỡng sao thuốc lại, dược sĩ lấy thuốc, hộ lý mang về khoa, điều dưỡng kiểm tra có đúng loại thuốc và bệnh nhân đồng ý (hoặc không biết gì cả) cho tiêm thuốc. 
Nếu mỗi chốt chặn càng có nhiều lỗ hổng, nguy cơ lỗ hổng xếp thẳng hàng càng lớn, nghĩa là sai lầm thực hành càng dễ xảy ra.
Điều cuối cùng là cân đối số lượng chốt chặn sau cho quy trình tinh gọn nhưng hệ thống vẫn đủ khả năng phát hiện sai sót
     Bệnh viện thường có nhiều "chốt chặn" để đề phòng sai lầm thực hành xảy ra (medical negligence). Những rào cản này tuy không hoàn chỉnh, nhưng chúng bọc lót tốt cho nhau. Tai biến xảy ra khi lỗ hổng của những rào cản này xếp thẳng hàng. 
     Ví dụ: thuốc do bs kê toa, điều dưỡng sao thuốc lại, dược sĩ lấy thuốc, hộ lý mang về khoa, điều dưỡng kiểm tra có đúng loại thuốc và bệnh nhân đồng ý (hoặc không biết gì cả) cho tiêm thuốc. 
     Nếu mỗi chốt chặn càng có nhiều lỗ hổng, nguy cơ lỗ hổng xếp thẳng hàng càng lớn, nghĩa là sai lầm thực hành càng dễ xảy ra. 
     Điều cuối cùng là cân đối số lượng chốt chặn sao cho qui trình tinh gọn nhưng hệ thống vẫn đủ khả năng phát hiện sai sót. 
(BS Lý Đại Lương) 
- All about better healthcare -

Thursday, December 5, 2013

HỌC CHƯA BAO GIỜ DỄ NHƯ THẾ: GLOBALCASTMD

GlobalcastMD là tổ chức cung cấp một flatform để kết nối nhân viên y tế khắp nơi trên thế giới, giúp đỡ họ có thể dự những khoá học, seminar trực tuyến, tiếp xúc với những chuyên gia hàng đầu mà chẳng cần phải đi đâu xa. Chỉ với laptop và những cú click chuột.
Chúc bạn tận hưởng những gì công nghệ đã đem lại và giúp đỡ việc học tập nâng cao kiến thức.
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến hội thảo về Chuyên ngành Ngoại Lồng ngực, bạn nào quan tâm thì nhanh tay lên nhé.
Những bạn quan tâm đến chuyên ngành khác cũng có thể tham khảo thêm tại trang web này.

Đăng kí và tham khảo thêm:
http://new.globalcastmd.com/shows/details/Topics-in-Thoracic-Surgery-A-Primer-for-Residents-Fellows-Program?utm_source=Thoracic+Information&utm_campaign=Thoracic&utm_medium=email

- All about better healthcare -