Nếu đầu tư để tăng công suất vào nơi không phải là bottleneck, xem như đầu tư đó vô ích. Như vậy, phần chênh lệch về công suất của những nơi khác so với bottleneck có thể xem như là những phần dư thừa của qui trình. Những phần dư thừa đó là bao nhiêu?
Kì trước chúng ta đã nói về một qui trình đơn giản, lấy ví dụ là một qui trình khám bệnh. Chúng ta cũng đã nói đến bottleneck, nơi có công suất thấp nhất trong một qui trình và quyết định công suất của qui trình đó. Nếu đầu tư để tăng công suất vào nơi không phải là bottleneck, xem như đầu tư đó vô ích (vì công suất của toàn bộ qui trình không đổi). Như vậy, phần chênh lệch về công suất của những nơi khác so với bottleneck có thể xem như là những phần dư thừa của qui trình. Những phần dư thừa đó là bao nhiêu?
Ở đây chúng ta có thêm một thông số:
Utilization = Flow rate / capacity
(tức là hiệu suất sử dụng của từng step trong qui trình)
Tiếp tục lấy ví dụ của kì trước:
Activity | Đăng kí | Đo HA | Khám | Lấy thuốc |
Processing time (minute) | 3 | 5 | 10 | 5 |
Number of employee | 1 | 1 | 1 | 1 |
capacity per hour | 20 | 12 | 6 | 12 |
Flow rate | 6 | |||
Utilization | 30% | 50% | 100% | 50% |
Các bạn sẽ thấy Utilization của từng step Đăng kí, Đo HA, Khám, Lấy thuốc lần lượt là: 30%, 50%, 100%, 50%, một lần nữa cho thấy ý nghĩa của bottleneck, nơi luôn luôn phải làm việc hết công suất, trong khi như nơi khác thì nhàn nhã hơn, nhất là nơi đăng kí: chỉ bận rộn trong 30% thời gian.
Một lần nữa, nhìn vào những con số này, các bạn chắc hẳn đã hình dung qui trình của mình lãng phí như thế nào (nếu so với một qui trình tương tự với utilization lần lượt là 90%,90%,100%,90% chẳng hạn), cũng như biết mình cần phải làm gì, tác động vào đâu để có thể cải thiện công suất của toàn bộ qui trình.
Kết thúc bài kì này, chúng ta đã có một vài thông số cơ bản để phân tích một qui trình. Cái chúng ta còn thiếu là qui trình đó đang phục vụ lượng nhu cầu (demand) như thế nào, tương quan giữa những gì chúng ta có thể cung cấp, giải quyết, khám bệnh... (capacity) so với lượng người đến khám bệnh (demand) như thế nào, và làm sao để thay đổi sao cho capacity phù hợp với demand, tránh tình trạng lúc thì chúng ta có dư thừa nhân lực - dịch vụ - công suất, nhưng nhiều lúc khác chúng ta lại không đáp ứng được lượng nhu cầu đòi hỏi cao hơn công suất của chúng ta. Mời các bạn theo dõi những bài sau.
Tham khảo các kì trước:
GIỚI THIỆU HOSPITAL OPERATIONS MANAGEMENT
KỲ 1: NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ SỰ GIỐNG NHAU CỦA QUÁN CAFE & BỆNH VIỆN
- All about better healthcare -
(Share nếu bạn thích, và mong bạn góp ý để chúng tôi có thể làm tốt hơn: phamngoctrungmd@gmail.com)
No comments:
Post a Comment