Chỉ số nào dùng để hình dung tương quan giữa nhu cầu khám bệnh và công suất của phòng khám? Nếu phòng khám có công suất tối đa là 4 KH/giờ, mà mỗi giờ có đến 6 KH/giờ, thì dùng chỉ số gì để hình dung mức độ sử dụng lao động/nguồn lực của phòng khám?
Kì trước chúng ta đã nói về Utilization (hiệu suất sử dụng công suất của từng step trong qui trình (resource) so với công suất của toàn bộ qui trình). Điều chúng ta còn thiếu là chưa tính đến Demand (nhu cầu), với qui trình khám bệnh thì demand là lượng khách hàng/người bệnh đến khám trong một đơn vị thời gian.
Kì trước chúng ta đã nói về Utilization (hiệu suất sử dụng công suất của từng step trong qui trình (resource) so với công suất của toàn bộ qui trình). Điều chúng ta còn thiếu là chưa tính đến Demand (nhu cầu), với qui trình khám bệnh thì demand là lượng khách hàng/người bệnh đến khám trong một đơn vị thời gian.
Tiếp tục lấy ví dụ lần trước, process capacity (công suất của toàn bộ qui trình) là 6 khách hàng/ giờ, được qui định bởi capacity tại bottleneck là khâu "khám bệnh".
- Nếu như mỗi giờ chỉ có 4 khách hàng (KH) đến khám bệnh (có nghĩa là demand=4 khách hàng/giờ), thì qui trình này có thể đáp ứng được demand từ khách hàng.
- Ngược lại, nếu demand là 7 KH/giờ, qui trình này sẽ không đáp ứng được demand (capacity-constrained), dẫn tới hậu quả là xếp hàng chờ đợi (backlog), sau mỗi giờ thì backlog càng dài ra (nếu demand không giảm xuống), vào cuối ngày thì hoặc là phải làm thêm giờ, hoặc là phải ngưng không nhận khách hàng (hậu quả sâu xa là mất đi một nguồn thu từ khách hàng không được đón tiếp).
- Ngược lại, nếu demand là 7 KH/giờ, qui trình này sẽ không đáp ứng được demand (capacity-constrained), dẫn tới hậu quả là xếp hàng chờ đợi (backlog), sau mỗi giờ thì backlog càng dài ra (nếu demand không giảm xuống), vào cuối ngày thì hoặc là phải làm thêm giờ, hoặc là phải ngưng không nhận khách hàng (hậu quả sâu xa là mất đi một nguồn thu từ khách hàng không được đón tiếp).
Còn nếu muốn có một cái nhìn rõ hơn về tương quan của từng resource trong qui trình với demand, các bạn có thể tính Implied Utilization, tức là tỉ lệ giữa demand và capacity của từng resource.
(Implied Utilization = Demand / Capacity)
Tiếp tục lấy ví dụ kì trước:
Đăng kí | Đo HA | Khám | Lấy thuốc | ||
Capacity | 20 | 12 | 6 | 12 | |
Flow rate | 6 | ||||
Demand (7/hour) | 7 | ||||
Implied Utilization | 35% | 58% | 117% | 58% | |
Demand(4/hour) | 4 | ||||
Implied Utilization | 20% | 33% | 67% | 33% | |
Nếu demand là 4KH/giờ, 4 resource trên có thể đáp ứng được, và nơi phải làm việc nhiều nhất là khâu khám bệnh, làm việc 67% công suất mà họ có thể cung cấp.
Nếu demand là 7KH/giờ, khâu khám bệnh phải làm việc 117% thời gian mới có thể bắt kịp demand mà không bắt KH phải chờ.
Các bạn chú ý khi tính Utilization (U) trong bài kì trước, U luôn luôn nhỏ hơn 100%. Còn Implied Utilization có thể lớn hơn 100% nếu resource không đáp ứng được nhu cầu (lượng KH tìm đến dịch vụ).
Implied Utilization cũng là một thông số để tính toán tìm ra bottleneck trong những trường hợp phức tạp hơn, và sẽ được nhắc lại trong một bài viết khác.
Nhìn vào những con số này, các bạn có thể hình dung một phần nào hoạt động của qui trình khám bệnh, chỗ nào đang phải "vắt sức" ra làm, chỗ nào nhàn nhã hơn, định lượng sự khác nhau đó, định lượng sự "dư thừa" của qui trình cùng với những thay đổi để bớt dư thừa, tăng công suất, đáp ứng được nhu cầu.
Nếu các bạn muốn hình dung rõ hơn, các bạn có thể vẽ một biểu đồ như sau:
Implied Utilization ứng với 2 nhu cầu khác nhau |
PS: chúng tôi cố gắng dịch tiếng Việt cho các thuật ngữ và ghi chú từ tiếng Anh, một phần để các bạn làm quen ngay từ đầu, một phần khác chúng tôi sẽ sử dụng thường xuyên các thuật ngữ này trong những bài viết sau này. Làm quen với những thuật ngữ này, sau này khi các bạn đọc tài liệu cũng dễ hiểu hơn.
Mời các bạn đón đọc kì sau với một khái niệm cơ bản khác trong Operations: Inventory và ứng dụng vào bệnh viện như thế nào.
Mời các bạn đón đọc kì sau với một khái niệm cơ bản khác trong Operations: Inventory và ứng dụng vào bệnh viện như thế nào.
Xem thêm bài kì trước:
GIỚI THIỆU HOSPITAL OPERATIONS MANAGEMENT
KỲ 1: NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ SỰ GIỐNG NHAU CỦA QUÁN CAFE & BỆNH VIỆN
KỲ 2: UTILIZATION
GIỚI THIỆU HOSPITAL OPERATIONS MANAGEMENT
KỲ 1: NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ SỰ GIỐNG NHAU CỦA QUÁN CAFE & BỆNH VIỆN
KỲ 2: UTILIZATION
- All about better healthcare -
(Share nếu bạn thích, và mong bạn góp ý để chúng tôi có thể làm tốt hơn: phamngoctrungmd@gmail.com)
No comments:
Post a Comment