Tuesday, August 27, 2013

NHỮNG THUẬT NGỮ Y KHOA PHẢI BIẾT TRONG THẬP KỶ TIẾP THEO

Hồ sơ điện tử, giải hoá chuỗi DNA... đã tạo ra những thay đổi rất lớn trong thực hành y khoa, nhưng nếu bạn quan tâm đến những bước đột phá trong tương lai, sau đây là những thuật ngữ bạn cần biết. (Tôi xin phép không dịch sang tiếng Việt để các bạn dễ tiếp cận những thuật ngữ này)

Monday, August 12, 2013

TẠI SAO PAGERS (MÁY NHẮN TIN) VẪN CÒN SỬ DỤNG TRONG BỆNH VIỆN


Những ngày còn ngồi trên ghế trường Y khoa, làm nội trú, đi làm… tôi luôn thích thú mỗi lần xem Grey's Anatomy vì cái nội dụng nhân văn, tình huống sát thực với đời sống mà tôi đang sống: những tình huống trong bệnh viện. Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao ở cái nước mà công nghệ phát triển tối tân như ở Mỹ, mà người ta vẫn sử dụng Pagers (máy nhắn tin) rất phổ biến. Tôi đem thắc mắc này đi hỏi một vài người ở Việt Nam nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời, và tự an ủi: chắc cái film này làm lâu rồi. Những ngày đầu đến Mỹ, tôi lại rất bất ngờ khi thấy pagers vẫn còn được sử dụng ở Mass General Hospital, và lại đem thắc mắc hỏi một attending surgeon ở đó, vẫn chưa được trả lời một cách thoả đáng. Câu trả lời vẫn chỉ rất chung chung: người ta không muốn liên lạc bằng điện thoại được xem như phương tiện cá nhân.

Thursday, August 8, 2013

TẠI SAO BÁC SĨ CẦN BIẾT VỀ QUẢN LÝ

Dù đứng ở góc nhìn nào thì bác sĩ luôn là người quản lý trong một bệnh viện ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngay khi bạn cầm hồ sơ đi khám bệnh, đó chính là lúc bạn cần biết bệnh nhân cần gì, mình đang có những gì, bao nhiêu thiết bị, thuốc men, dụng cụ, phương tiện chẩn đoán, phương tiện điều trị, phương tiện hỗ trợ, để mà phối hợp những thứ đó lại nhằm chăm sóc bệnh nhân tốt nhất mà lại tiết kiệm nhất về phía bệnh nhân, lẫn bệnh viện. Lâu nay chúng ta chỉ nhằm một mục đích điều trị hiệu quả, nhưng quên mất để đến mục đích đó có rất nhiều cách, con đường, nhưng chỉ có 1 con đường ngắn nhất, tiết kiệm nhất, mà bác sĩ cần biết con đường đó.

Wednesday, August 7, 2013

CÁI GIÁ CỦA "LƯƠNG BÁC SĨ THẤP"

     Có lẽ không ai phủ nhận là lương bác sĩ hiện tại quá thấp so với thời gian họ được đào tạo, so với thời gian họ làm việc, và so với những gì xã hội mong đợi ở công việc mang tính tinh tế, sự kết hợp hoàn hảo kỹ thuật, xã hội, học thuật, liên quan đến tính mạng con người. Rõ ràng là việc định giá trị công việc của bác sĩ (thể hiện ở lương, thù lao, phúc lợi, ưu đãi…) dẫn đễn nhiều bất cập, nếu không nói là dẫn đến lãng phí của cả xã hội, suy thoái nguồn nhân lực xã hội, và nhiều tác hại lớn khác đã được nhận thấy và chưa nhận thấy.

TẠI SAO LƯƠNG BÁC SĨ THẤP?


Trở về sau mỗi đêm trực, kí vào sổ lương và nhận 50.000đ cho 24h trực (trung bình là 2,000đ/giờ không kể trong hay ngoài giờ), kí nhận mỗi lần mổ chính với cái giá 30.000 - 100.000 đ tuỳ đơn giản hay phức tạp. Nhiều lúc tôi cảm thấy mình bạc bẽo với cái tiền bạc và công sức đã bỏ ra để theo đuổi cái nghề này. Nhưng tôi chợt nhận ra: phải chăng những gì nhân viên y tế đang làm xứng đáng với cái lương mà họ đang được trả?

Saturday, August 3, 2013

TẠI SAO PHẢI ỨNG DỤNG QUẢN LÝ VÀO HỆ THỐNG Y TẾ?

Khi chúng ta nghĩ về bệnh viện với quá nhiều tồn tại, quá nhiều khó chịu từ việc phải chờ quá lâu, thái độ giao tiếp quá kém, thiếu vệ sinh… cho đến những sai sót từ nhỏ đến phức tạp, hay lương bác sĩ quá thấp hoặc kể cả là cái việc đậu vào đại học Y lại đi nghĩa vụ quân sự, chúng ta đã nghĩ đến quản lý - lãnh đạo, nhưng có lẽ chúng ta cần để ý thêm một chút nữa để nhận ra tất cả những tồn tại của hệ thống y tế (mà những ví dụ trên chỉ là một phần nhỏ) đều liên quan đến nhau và cái chúng ta cần hơn hết chính là nhìn hệ thống y tế ở một góc khác hơn là bệnh tật, triệu chứng, xét nghiệm, thuốc men, phẫu thuật… mà là góc nhìn từ phía khoa học về quản lý, lãnh đạo.

Friday, August 2, 2013

NGƯỜI DÂN LÀ TRUNG TÂM


Có lẽ xuất phát từ Mayo Clinic, cụm từ patients' needs come first đã được nhắc đến. Nhiều năm trở lại đây, khái niệm này được lặp đi lặp lại với một hình thức khác: đặt bệnh nhân vào trung tâm. Nhưng nếu chúng ta hiểu đặt bệnh nhân vào trung tâm có nghĩa là phải ưu tiên đặt nhu cầu của bệnh nhân lên hàng đầu, có lẽ chúng ta đã chưa hiểu hết ý nghĩa của của cụm từ patient-centered, đặt bệnh nhân vào trung tâm. (Thật ra tôi thích "người dân" hơn là bệnh nhân, vì suy cho cùng, ai cũng có bệnh, nhưng cái ngành y tế chăm lo là người dân)

1/ Chia sẻ quyết định: 
Khi chúng ta chỉ dành cho người dân một vài phút khám bệnh, khi chúng ta khó chịu khi phải giải thích đi giải thích lại, khi chúng ta bực mình mỗi lúc họ và gia đình thay đổi quyết định, khi họ phải đi hàng trăm cây số, phải ngồi chờ cả ngày để gặp bác sĩ, khi đó chúng ta vẫn còn tự đặt mình ở vị trí chuyên gia, ở vị trí được quyền giải thích, được quyền quyết định, khi đó chúng ta chưa xem người dân là yếu tố trung tâm. Họ chỉ trở thành nhân tố trung tâm khi họ có quyền quyết định, có quyền hỏi cho kỹ những thông tin mà họ cần biết, họ cần có đủ thông tin, thời gian, và cơ hội để quyết định những gì cần làm trên cơ thể của họ. Khi đó, nhân viên y tế, cho dù ở vị trí nào đi nữa, cũng là người đóng vai trò cung cấp thông tin nhiều nhất có thể được. 

2/ Tận dụng các nguồn lực sẵn có 
Khi đặt người dân vào trung tâm, có nghĩ là trung tâm của những nguồn lực mà hệ thống y tế sở hữu, nguồn lực đó là bệnh viện, phòng khám, phòng xét nghiệm, phòng vật lí trị liệu, chăm sóc tại nhà, viện dưỡng lão, viện phục hồi chức năng… thậm chí là phòng tập gym, đại khái là tất cả những cơ sở mà người dân có thể cần đến để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của họ. Người dân cần được biết, được thông tin và quyết định xem họ cần sử dụng những nguồn lực nào. 

3/ Sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả - tiết kiệm nhất 
Nói như vậy không có nghĩa là nhân viên y tế chỉ tung một đống thông tin vào người dân, mà hơn ai hết, hệ thống y tế cần phải cung cấp thông tin một cách rõ ràng, bài bản để họ dễ dàng lựa chọn, ngành y tế phải tự đánh giá, tự hoàn thiện, cải tiến liên tục để có được một bộ máy gọn nhẹ, những qui trình chuẩn để tiết kiệm thời gian, công sức của người dân và của ngành y tế, những biện pháp và cách thức để sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nhất nguồn nhân lực, vật lực phục vụ vào việc chăm sóc sức khoẻ.

Tôi hi vọng qua trang blog này, chúng ta sẽ có dịp trao đổi những phương thức nhằm giúp hệ thống y tế thực sự phục vụ người dân, trung tâm của hệ thống.