Sunday, September 7, 2014

KÌ 7: WASTE TRONG BỆNH VIỆN (1)

Số liệu quốc gia (Mỹ) cho thấy lãng phí trong y tế khoảng 30-40%. Thực tế những gì chúng tôi quan sát trong 3 năm vừa qua là gần 60%. (Cindy Jimmerson, RN)
Chủ yếu khi nói đến "lãng phí", người ta hay nói đến giấy, điện, nước... Còn việc như là:
- cô điều dưỡng đi khắp các phòng chỉ để tìm tờ giấy điều trị;
- một ngày làm việc, cô phải đi từ khu nhà này sang khu nhà khác, tính tổng cộng lại là một quãng đường khá dài?
Thời gian di chuyển, tìm kiếm chỉ là những bề nổi của lãng phí trong bệnh viện...

Các bài trước đã nhắc tới idle time, bottleneck, demand constrained để thấy có rất nhiều lúc hệ thống được tạo ra tốn rất nhiều nguồn lực nhưng hiệu quả thì không được như mong muốn. Nguyên nhân chính dẫn đến productivity (sản lượng) kém là do lãng phí (waste). Nói chung có 7+1 loại lãng phí. (tại sao lại là 7+1)
1/ Overproduction: 

sản xuất, dự phòng nhiều hơn cần thiết. Điển hình trong y tế: luôn phải túc trực để giải quyết các trường hợp khẩn cấp, nhưng ít ai thống kê để xem thật sự nhu cầu đòi hỏi, số lượng, biến thiên các "trường hợp khẩn cấp" đó là như thế nào (demand), để sắp xếp nhân lực ứng phó cho hợp lý, không quá ít - không quá nhiều (match supply - demand). Vận hành một bệnh viện, phòng khám không chỉ đơn thuần bệnh nhân - bác sĩ, mà cũng phải chuẩn bị trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ... thông thường cũng bị overproduced để "ứng phó với mọi trường hợp khẩn cấp", hậu quả là thuốc quá hạn, tăng phí bảo trì...
Biện pháp: làm sao biết được demand và sự biến thiên theo qui luật (pattern) của demand để có thể "match" nguồn lực phù hợp.

2/ Transportation: theo một nghiên cứu, thời gian di chuyển của điều dưỡng khi làm việc trung bình là 4.8 km/10 giờ, so với khi không làm việc là 3.3 km/giờ. Đứng trên quan điểm của người trả lương, có lẽ người ta muốn điều dưỡng đi ít hơn để chăm sóc nhiều hơn.
Biện pháp thường sử dụng là bố trí lại các phòng ban. Một trong những công cụ người ta hay dùng là Spaghetti diagram, tức là quan sát và vẽ lại đường đi của điều dưỡng, để xem công việc của họ phải đi đến nơi nào nhiều nhất. Từ đó sắp xếp lại cho gần hơn. Ví dụ spaghetti diagram dưới đây, kết quả là họ sẽ phải sắp xếp Chemistry analyzers gần lại centrifuge.


3/ Rework:

Khách hàng (KH) đăng kí khám bệnh, được chuyển đến phòng khám A, nhưng thực ra KH muốn đến phòng khám B. KH phải đi trở lại chỗ đăng kí, rồi mới chuyển đến phòng khám B. Mỗi một sai sót trong qui trình đều dẫn đến "làm lại" (rework), tốn công KH đã dành, hệ thống cũng tốn công lao động không cần thiết (chưa tính đến tăng flow time: thời gian KH đi lòng vòng trong qui trình mà không ra được, chưa tính đến inventory bị choáng chỗ không cần thiết...). Làm sao để tăng mức độ chính xác của tất cả các bước trong qui trình để làm đúng ngay lần đầu tiên (right at first time), hoặc là phát hiện lỗi càng sớm càng tốt, đó là cách để làm giảm rework, cũng là cách giảm waste, tăng hiệu quả. Ông bà có nói "chậm mà chắc" rất đúng trong trường hợp này. Các qui trình sản xuất luôn có những nút chặn để phát hiện các sản phẩm lỗi, hạn chế tối đa sản phẩm lỗi đi tới những chặng sau, vì như vậy sẽ tốn lao động - nguyên vật liệu của hệ thống, mà cuối cùng sản phẩm cũng bị loại bỏ. Trong y tế, điều này còn quan trọng hơn vì sai sót dẫn đến tai biến - biến chứng, đồng nghĩa với tốn kém lẽ ra không cần thiết (lãng phí).

Mời các bạn chia sẻ thêm những ví dụ về các loại Waste này (trong hay ngoài bệnh viện đều được), cũng như những giải pháp của các bạn.

Mời các bạn đọc bài sau để tìm hiểu thêm về các dạng lãng phí khác trong bệnh viện.

Tham khảo:
- All about better healthcare - 
 (Share nếu bạn thích, và mong bạn góp ý để chúng tôi có thể làm tốt hơn: phamngoctrungmd@gmail.com)

No comments:

Post a Comment