Sunday, September 14, 2014

KÌ 7: WASTE TRONG BỆNH VIỆN (2)

Lãng phí là tất cả những gì làm giảm năng suất - hiệu quả của một bộ máy, tạo ra giá trị thấp so với nguồn lực ở đầu vào quá cao. Y tế bảo thủ và chậm tiếp thu nên đã đi sau những ngành khác vài chục năm, nên lãng phí dường như được nhìn thấy rõ hơn hết. Ngoài 3 dạng lãng phí đã phân tích ở kì trước, còn 5 dạng lãng phí khác.

4/ Over-processing: 

tức là thực hiện nhiều hơn mức cần thiết, ví dụ để chẩn đoán bệnh A chỉ cần khám và xét nghiệm X thì bác sĩ lại muốn làm xét nghiệm Y, Z tốn tiền và thời gian hơn. Nếu để ý thì các bạn sẽ gặp nhiều trường hợp trong thực hành làm quá nhiều xét nghiệm không cần thiết để chẩn đoán và điều trị. Nguyên nhân là đa số thực hành lâm sàng không làm theo chuẩn mực, guidelines, phác đồ hay hướng dẫn. Cũng rất ít khi người ta cập nhật tin tức, chứng cứ ở cấp độ khoa - bệnh viện để thống nhất mọi người làm theo cùng một hướng dẫn. Cơ bản của quản lý chất lượng cũng như xây dựng bộ máy giảm lãng phí để hoạt động hiệu quả hơn, đó là qui định những qui trình tiêu chuẩn.
Một ví dụ khác: việc phải làm đi làm lại xét nghiệm chỉ vì bệnh viện A không chấp nhận xét nghiệm của phòng khám B, đó là một dạng lãng phí. Hoặc làm lại xét nghiệm, làm thêm dịch vụ... vì không có hồ sơ lưu trữ, không phối hợp được giữa các cơ sở y tế, giữa các khâu trong cùng 1 bệnh viện, giữa các tua trực, giữa các nhân viên... 

5/ Motion: 

nhiều người không nhận ra việc phải di chuyển chỗ này chỗ kia để tìm một tờ giấy điều trị, tìm hồ sơ, tìm phim XQ... là lãng phí, những nếu mọi thứ được sắp xếp để dễ tìm, dễ lấy để hạn chế những "motion" trong lúc làm việc, tin chắc thời gian làm việc (processing time) sẽ giảm bớt, nhiệm vụ (task) được thực hiện nhanh hơn, đương nhiên là productivity cũng cao hơn. Một trong những giải pháp là thực hiện 5S để sắp xếp lại nguyên vật liệu (sẽ viết kỹ hơn trong một bài khác) hoặc là quan sát + ghi lại nhân viên làm việc để xem những thao tác nào không cần thiết, khuyến khích chia sẻ "best practices" - tối ưu hoá-chuẩn hoá từng thao tác nhỏ nhất. Taiichi Ono - người sáng lập Toyota - đã nói: motion is not really working. Còn Albert Enstein từng nói: luôn luôn có một cách tối ưu nào đó để làm một việc gì đó, đó là cách ngắn nhất - nhanh nhất - hiệu quả nhất. Ví dụ đơn giản nhất trong y tế là cách chuyển bệnh nhân qua giường, cách rửa tay, cách tiêm thuốc... cũng là những mục tiêu người ta đã nhắm tới để tối ưu hoá. 

6/ Inventory: 

chắc ai cũng công nhận inventory là kẻ thù (chất lượng, chi phí, doanh thu...) của bất cứ công ty - dịch vụ nào. Không ai muốn khách hàng của mình cứ loanh quanh mãi ở trong qui trình dịch vụ của mình (trừ khi khách hàng vẫn phải è cổ ra trả tiền cho dù không được chăm sóc để hoàn tất dịch vụ - mà điều này xảy ra khá thường xuyên trong y tế, ví dụ: nằm viện thêm ngày nào trả tiền ngày đó cho dù lỗi nằm viện kéo dài là do chăm sóc chưa tích cực...), nhưng chẳng ai theo dõi để phát hiện những trường hợp nằm viện kéo dài bất thường và phân tích tại sao để làm phòng tránh và làm tốt hơn. Vật tư - trang thiết bị được mua sắm, dự trù dựa trên cái gì nếu không phải là nhu cầu sử dụng, nhưng bệnh viện đã làm gì để dự đoán nhu cầu sử dụng? 

7/ Waiting: 
Nhắc đến y tế là nhắc đến chờ đợi. Về phía khách hàng, chờ đợi là lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc. Nếu thử làm một phép tính giờ lao động của khách hàng đi khám bệnh phải chờ đợi, tin chắc cả xã hội đang lãng phí một số tiền cực lớn. Về phía cơ sơ y tế, ngoại trừ bottleneck làm việc hết công suất, những khâu khác đều phải chờ bottleneck (idle time). 

Như bài trước chúng tôi đã nói, thông thường người ta nói đến 7 dạng lãng phí nói chung. Khi nói đến phương pháp lãnh đạo, quản lý và cải thiện, còn một dạng lãng phí khác là "lãng phí chất xám": những người quản lý không tiếp thu, không khuyến khích và phớt lờ các ý kiến - đề xuất để thay đổi.

Qua một số email phản hồi, chúng tôi biết đã có những bạn quan tâm và quan sát những công việc hằng ngày ở bệnh viện cũng như trong cuộc sống. Đó là niềm hạnh phúc của chúng tôi. Những ý tưởng nhỏ chắc chắn sẽ thành thay đổi lớn.

Mời các bạn đón xem các bài sau sẽ có một bài về chuyên đề: làm thế nào tránh lãng phí số 8, LÃNG PHÍ CHẤT XÁM.

Tham khảo thêm các bài trước:
GIỚI THIỆU HOSPITAL OPERATIONS MANAGEMENT
KỲ 1: NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ SỰ GIỐNG NHAU CỦA QUÁN CAFE & BỆNH VIỆN
KỲ 2: UTILIZATION
Kì 3: IMPLIED UTILIZATION
KÌ 4: INVENTORY - LITTLE'S LAW
KÌ 5: TWO-BIN SYSTEM
KÌ 6: IDLE TIME và HIỆU SUẤT SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
KÌ 7: WASTE TRONG BỆNH VIỆN (1)

- All about better healthcare - 
 (Share nếu bạn thích, và mong bạn góp ý để chúng tôi có thể làm tốt hơn: phamngoctrungmd@gmail.com)

No comments:

Post a Comment