Thursday, October 2, 2014

KÌ 8: PRODUCTIVITY

Bệnh nhân/Khách hàng bước vào bệnh viện, đi qua một chuỗi các bước: đăng kí, khám bệnh, làm xét nghiệm, điều trị... rồi xuất viện. Ở đó, các bạn sẽ thấy bệnh viện đã đưa vào hệ thống (đầu vào-input): lao động, cơ sở vật chất, thuốc men, dụng cụ... trải qua nhiều công đoạn, để đưa ra sản phẩm là điều trị khỏi bệnh cho khách hàng (output). Một lúc nào đó các bạn tự hỏi: chúng ta làm việc có hiệu quả như thế nào? Chúng ta đã dùng bao nhiêu nguồn lực để đạt được mục đích của mình? 


1/ Productivity 
Productivity đơn giản là tỉ lệ giữa đầu ra (output) và đầu vào (input). Ví dụ đơn giản trong một khoa phòng: output là số lượng bệnh nhân, input là số giờ lao động, chúng ta có tỉ lệ bệnh nhân/giờ lao động (case/hours worked) 
Thông thường thì môi trường bệnh viện dùng tỉ lệ ngược lại để dễ hiểu hơn (hours worked/case). Vì mỗi bệnh nhân có một mặt bệnh và mức độ nặng khác nhau nên người ta thường tính mix case (thay cho case), và mỗi lao động trong bệnh viện có trình độ khác nhau, nên người ta tính mix-skill-hours-worked. 

2/ Để làm gì?
- Mục đích là để biết bệnh viện đang vận hành như thế nào, có lãng phí nhân lực/nguồn lực, bởi vì một khi chúng ta lãng phí thì chi phí (cost) chăm sóc điều trị sẽ tăng lên, và làm giảm thu nhập (profit), hoặc chúng ta phải giá thành điều trị sẽ tăng lên, khi đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của bệnh viện. 

Nhớ lại khái niệm efficiency frontier trong bài kì trước: 2 yếu tố chính làm giảm productivity là những việc làm không cần thiết (waste) và những việc làm hiệu quả thấp (inefficiency), làm tăng thêm khoảng cách của bệnh viện đến efficiency frontier. 
- Các chỉ số về productivity còn dùng để theo dõi hoạt động/sự hiệu quả của bệnh viện qua thời gian, trước và sau những cải tiến, cũng như so sánh với các cơ sở y tế khác. 
- All about better healthcare - 
 (Share nếu bạn thích, và mong bạn góp ý để chúng tôi có thể làm tốt hơn: phamngoctrungmd@gmail.com)

No comments:

Post a Comment