Monday, October 13, 2014

KÌ 9: SET-UP TIME VÀ BATCH SIZE

Trong một quán sinh tố, một cối xay có thể xay tối đa được 4 ly sinh tố. Để chuyển từ sinh tố bơ sang sinh tố mãng cầu, nhân viên phải rửa cối xay hết 5 phút. 5 phút đó gọi là setup time. Kích cỡ của cối xay (4 ly) được gọi là batch size
Nếu để ý trong bệnh viện, các bạn cũng sẽ gặp những tình huống tương tự: setup-time là một trong những trở ngại lớn đối với công suất của qui trình. 
Máy xét nghiệm: mỗi một lần có thể chạy được 10 mẫu. Để chuyển từ chế độ xét nghiệm này sang xét nghiệm khác thì máy cần vận hành 30 phút. 
Hoặc là: điều dưỡng đã lấy xong mẫu để xét nghiệm, nhưng cô hộ lý (được phân công vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm) đã đi khỏi cùng với nhóm mẫu cần xét nghiệm trước đó. 30 phút sau cô hộ lý đó mới quay trở lại để lấy mẫu: setup time. Mỗi lần tối đa cô ấy có thể đem được 10 mẫu (batch size), và phòng xét nghiệm xử lý hết 10 mẫu đó (batch) trong 10 phút (processing time). 
Thử đặt tình huống trên vào một qui trình khám bệnh gồm các bước: đăng kí, khám, xét nghiệm, chẩn đoán, lấy thuốc, với processing time theo bảng sau: 



Đăng kí Khám Xét nghiệm Chẩn đoán Lấy thuốc
Setup time 30
Size 10
Processing time(phút) 5 10 10 7 8
Capacity (/giờ) 12.0 6.0 4.6 8.6 7.5

Câu hỏi đặt ra là: bottleneck ở đâu? nơi nào có công suất thấp nhất? 
Các trường hợp không có setup time thì chúng tôi đã giới thiệu cách tính capacity rồi. 
Đối với resource có setup time, công thức tính capacity như sau: 
     Capacity = batch size/ (set-uptime + batchsize*processing time)
     Đối với trường hợp trên: capacity (xét nghiệm) = 10/(30+10*10)=0.077 mẫu/phút, tức là 4.6 mẫu(khách)/giờ. 

Đối với ví dụ trên, bottleneck rơi vào khâu xét nghiệm. Để tăng công suất của qui trình, phải tìm ra cách tăng công suất của khâu xét nghiệm. Để làm được việc đó, nhìn vào công thức các bạn sẽ thấy có 2 cách chính:
1/ tăng batch size (làm sao cô hộ lý đem được nhiều mẫu hơn với 1 lần di chuyển, máy xét nghiệm làm được nhiều mẫu hơn cùng lúc - để đơn giản, xem như qui trình này chỉ làm 1 loại xét nghiệm). 
2/ giảm set-up time: làm sao giảm thời gian giữa 2 lần vận chuyển mẫu của cô hộ lý: thêm người, hoặc sắp xếp lại vị trí phòng xét nghiệm... 

Tóm lại: setup-time là một trong những trở ngại lớn đối với công suất.
Các bạn thử quan sát trong bệnh viện xem set-up time còn hiện diện ở những nơi nào nữa nhé.
Và thử suy nghĩ xem: 
- nhược điểm của phương pháp làm tăng batch size là gì?
- làm sao để giảm set-up time
- Chiến lược nào để tăng công suất đối với những resource có set-up time?
Mời bạn đón đọc tuần tới.

Tham khảo các kì trước:
GIỚI THIỆU HOSPITAL OPERATIONS MANAGEMENT
KỲ 1: NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ SỰ GIỐNG NHAU CỦA QUÁN CAFE & BỆNH VIỆN
KỲ 2: UTILIZATION
Kì 3: IMPLIED UTILIZATION
KÌ 4: INVENTORY - LITTLE'S LAW
KÌ 5: TWO-BIN SYSTEM
KÌ 6: IDLE TIME và HIỆU SUẤT SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
KÌ 7: WASTE TRONG BỆNH VIỆN (1)
KÌ 7: WASTE TRONG BỆNH VIỆN (2)
KÌ 8: PRODUCTIVITY

- All about better healthcare - 
 (Share nếu bạn thích, và mong bạn góp ý để chúng tôi có thể làm tốt hơn: phamngoctrungmd@gmail.com)

No comments:

Post a Comment