Saturday, October 25, 2014

KÌ 10: MIXED-MODEL STRATEGY

Những resource có set-up time đương nhiên là gây đau đầu rất nhiều trong việc tính toán công suất và nỗ lực để tăng công suất. Thử nghĩ về set-up time trong y tế: đủ số lượng mẫu để chạy máy xét nghiệm, thời gian lau dọn phòng giữa các ca mổ... Theo bài trước, có 2 cách để tăng công suất: 1/ tăng batch size; 2/ giảm setup time. Ưu - nhược của mỗi phương pháp và chiến lược áp dụng như thế nào?
1/ Batch size:
Về lý thuyết, để tăng công suất của một công việc có setup time, cách dễ thấy nhất là tăng batch size. Tưởng tượng với cái cối xay sinh tố lớn, mỗi lần có thể xay được 20 ly (thay vì 4 ly), thì sẽ giảm bớt cái bất lợi của set-up time (ví dụ: thời gian rửa cối). Sau mỗi lần rửa cối 10 phút, có thể xay được 20 ly, đương nhiên vẫn hơn là chỉ xay được 4 ly.
Tuy nhiên, tăng batch size đồng nghĩa với thiếu sự linh hoạt: chờ để có được 20 đơn hàng mới bắt đầu xay, hoặc là tốn tiền-thời gian vận hành (10 phút cho 20 ly mà chỉ tạo ra vài ly (nếu không muốn khách hàng phải chờ cho đến khi có đủ 20 đơn hàng).
Tăng batch size cũng dẫn đến tăng inventory (kho chứa), có nghĩa là tốn tiền kho, khả năng nguyên vật liệu hư hỏng...
Từ phân tích trên, Mixed-model strategy là chiến lược thường được nhắc tới, nghĩa là batch size nhỏ (phù hợp với nhu cầu đòi hỏi) + setup time ngắn.
Ví dụ trong bệnh viện: Air tube system (Pneumatic tube system, hệ thống-đường dẫn vận chuyển tự động mẫu thử từ khoa phòng tới phòng xét nghiệm) là một trong rất nhiều ví dụ ứng dụng mixed model, hướng tới batch size tối thiểu (1), và giảm setup time (vận chuyển ngay lập tức) 
2/ Setup time: Sau mỗi một ca mổ là phải lau phòng, chuẩn bị dụng cụ mới...; mỗi lần đặt hàng dụng cụ mới cũng mất một khoảng thời gian giống như đợt thiếu vacxin vừa rồi ở Việt Nam... hoặc là mỗi tuần duyệt mổ 1 lần, mỗi năm đăng kí mua dụng cụ 1 lần... là những ví dụ phổ biến về set-up time.
GIỚI THIỆU HOSPITAL OPERATIONS MANAGEMENT
Phân tích thử một ví dụ về giảm setup time trong phòng mổ: 
Virginia Mason Medical Center là bệnh viện đi đầu trong việc ứng dụng operations vào y tế. Một dự án của bệnh viện liên quan đến việc: làm sao rút ngắn thời gian chuẩn bị phòng giữa 2 ca mổ (turnover time: thời gian từ lúc bệnh nhân cũ rời phòng mổ đến lúc bệnh nhân mới vào). Họ nhận thấy vận hành phòng mổ rất tốn kém, và họ muốn mỗi giây phút trôi qua phải thật sự có giá trị, hướng đến sử dụng hiệu quả phòng mổ, từ đó họ phân tích thấy:
1/ tiết kiệm thời gian chuyển bệnh nhân từ băng ca sang bàn mổ bằng cách sử dụng mặt giường đặc biệt có thể tháo và lắp vào chân bàn mổ.
2/ thiết kế 1 phòng đặc biệt ngay sát phòng mổ để chuẩn bị dụng cụ... mà vẫn đảm bảo nguyên tắc vô trùng (thiết kế này sau đó được chấp nhận bởi State of Washington). Từ đó, họ có thể soạn dụng cụ ngay trước khi bệnh nhân vào phòng mổ.
3/ Gắn sẵn bộ chuyển đạo theo dõi điện tim trong lúc tiền phẫu, đến khi vào phòng mổ chỉ cần gắn bộ nối vào máy điện tim trong phòng mổ.
Nhờ những sáng kiến này, họ rút ngắn turnover time từ 30 phút xuống còn 15 phút (trung bình của các phòng mổ là 36 phút), tăng tổng số ca phẫu thuật từ 100/tuần đến 140 ca/ tuần (tăng 40%) (chắc các bạn có thể mường tượng rõ hơn lợi ích về tài chính thu được từ dự án này).
Thật ra, nếu để ý trong cuộc sống, có nhiều ví dụ ứng dụng những nguyên tắc này. Hẹn các bạn một bài khác để nói về Phương pháp tìm ra cách giảm setup time.
Tham khảo các bài trước:
GIỚI THIỆU HOSPITAL OPERATIONS MANAGEMENT
KỲ 1: NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN VÀ SỰ GIỐNG NHAU CỦA QUÁN CAFE & BỆNH VIỆN
KỲ 2: UTILIZATION
Kì 3: IMPLIED UTILIZATION
KÌ 4: INVENTORY - LITTLE'S LAW
KÌ 5: TWO-BIN SYSTEM
KÌ 6: IDLE TIME và HIỆU SUẤT SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
KÌ 7: WASTE TRONG BỆNH VIỆN (1)
KÌ 7: WASTE TRONG BỆNH VIỆN (2)
KÌ 8: PRODUCTIVITY
KÌ 9: SET-UP TIME VÀ BATCH SIZE


- All about better healthcare - 
 (Share nếu bạn thích, và mong bạn góp ý để chúng tôi có thể làm tốt hơn: phamngoctrungmd@gmail.com)

No comments:

Post a Comment